Trade margin là gì? Những điều cần biết về Trade Margin coin

0
16
Trade margin coin là gì?

Nếu bạn tham gia các nhóm trade coin của người Việt hoặc những người nước ngoài lập nên trên các kênh Facebook hoặc Telegram về đồng tiền điện tử, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên bắt gặp thuật ngữ giao dịch ký quỹ (Margin Trading). Vậy Trade margin là gì? Sử dụng hình thức giao dịch này có thực sự làm gia tăng lợi nhuận nhanh chóng không? Hãy cùng Coin28 tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trade margin coin là gì?

Trade margin coin là hình thức nhà đầu tư sẽ vận dụng đòn bẩy trong giới tài chính phi tập trung, gọi tắt là giao dịch ký quỹ. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ không sử dụng số vốn tự có mà thay vào đó, họ mượn tiền để đầu tư.

Thuật ngữ Trade margin trước đây được dùng chủ yếu trong thị trường chứng khoán nhưng ngày nay, với sự phát triển của đồng tiền điện tử (Crypto hay còn gọi là Coin), nhiều người đã khá quen với thuật ngữ này.

Trade margin coin là gì?
Trade margin coin là gì?

Tùy vào mỗi sàn giao dịch, số tiền bạn cần nạp cho khoản tiền thế chấp khi thực hiện các hoạt động đầu tư sẽ có mức ký quỹ Margin khác nhau. Các mức đòn bẩy Margin phổ biến trung bình khoảng x3, x5 hoặc x10. Tuy nhiên, đã là hình thức ký quỹ, khi tham gia Trade margin coin, bạn phải trả tiền lãi hàng ngày tương đương với số phần trăm tỷ lệ theo khoản tiền bạn thế chấp.

Các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading coin

Do các thuật ngữ sử dụng trong Trade margin coin đều bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, chính vì vậy nếu bạn không thông thạo ngoại ngữ này, hãy ghi nhớ chúng để sử dụng Margin để giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn nhé!

  • Trade – Trader: Thuật ngữ đầu tiên hầu như giới đầu tư tiền điện tử nào cũng cần nắm rõ đó là Trade (giao dịch). Người thực hiện các giao dịch trên những sàn phi tập trung được gọi là trader.
  • Position: Khi dịch ra tiếng việt, nó có nghĩa là vị trí. Tuy nhiên, trong Margin, đây là thuật ngữ căn bản nhất với vai trò vị thế hoặc lệnh.

Trong đó Long Position sẽ trong vị thế mua để kiếm khoản lợi nhuận khi giá trị đồng coin đi lên, hiểu đơn giản là khi bạn mua vào nó có giá thấp và bán ra với giá cao. Ngược lại Short Position là ở vị thế bán, bạn sẽ kiếm được tiền khi dự đoán chính xác tương lai của đồng Coin nào đó giảm, sau đó bạn đặt lệnh này. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dự đoán được chính xác và thu được món hời.

Long - Short Position
Long – Short Position

Nói chung, hai lệnh Long Position và Short Position đều là hình thức kiếm tiền bằng cách ăn chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Bạn sẽ phải trả thêm Funding fee hay còn gọi là khoản phí vay ký quỹ.

  • Leverage: Đây chính là mức đòn bẩy bạn muốn lựa chọn. Tuy nhiên, nó không phải là giá trị bắt buộc phải dùng, mức đòn bẩy Margin bạn chọn chỉ mang giá trị tối đa có thể dùng.
  • Liquidation Price: Đây là thuật ngữ các nhà đầu tư không muốn sử dụng nhất, bởi giá thanh lý là giá thua lỗ, không mang lại giá trị lợi nhuận. Nếu người dùng đặt lệnh, mức giá thanh lý sẽ được hệ thống đưa ra. Tùy thuộc vào mức đòn bẩy và số lượng tiền đầu tư vào, mỗi đồng tiền điện tử có mức giá khác nhau nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn mức giá hiện tại.
  • Margin Account: Đây là tài khoản ký quỹ, khi bạn đặt lệnh Position, sàn giao dịch sẽ tạm giữ số tài sản tương đương với tỷ lệ mức đòn bẩy Margin.
  • Exchange Account: loại tài khoản giao dịch cơ bản của người đầu tư.
  • Lending Account: Loại tài khoản cho vay, lợi nhuận kiếm được là tiền sinh lời từ việc cho vay. Người vay sẽ là người trả lãi cho bạn.
  • Maintenance Balance: Đây là thuật ngữ giúp bạn có rơi vào vị thế thanh lý hay không. Ở số phần trăm nhất định – cao hơn trị giá phần trăm của Maintenance, tài sản của bạn vẫn được coi là an toàn.
  • Required Equity: Thuật ngữ này tương tự Maintenance Balance, đó là số tiền ký quỹ. Điều kiện để không bị tài khoản là giá trị ký quỹ bắt buộc được hệ thống yêu cầu.
  • Liquidation (Liq): Khi số lỗ trên tài khoản của bạn đã vượt quá mức cho phép, lệnh Liq sẽ được thực hiện. Giới đầu tư thường gọi lệnh này là cháy tài khoản.
  • Amount: Lượng tiền điện tử bạn đang thực hiện giao dịch trên thị trường (bao gồm cả mua và bán).
  • Current Margin: Mức ký quỹ hiện tại của người dùng.
  • Maintenance Margin: Để tránh gặp phải trường hợp bị bắt buộc thanh lý, người dùng thường sử dụng lệnh này để đăng ký mức ký quỹ có thể duy trì tài khoản.
  • Total Margin Value: Thuật ngữ này được hiểu là tổng tài sản ký quỹ, giá trị tài sản tính theo đồng Bitcoin hiện tại kể cả bitcoin và những đồng tiền điện tử khác.Giá trị tài sản tính theo đồng Bitcoin ở thời điểm hiện tại.
  • Total Borrowed Value: Tổng số tiền bạn vay mượn.
  • Initial Margin: Thuật ngữ này được tính theo % giá trị thế chấp trên tổng số tiền đã vay, hay còn gọi là mức ký quỹ ban đầu.
  • Net Value: tổng giá trị thế chấp khi đặt lệnh.
  • LIQ Price: Giá thanh lý ước tính tại thời điểm giao dịch.
  • Margin Call: Cuộc gọi ký quỹ. Bạn sẽ nhận được tin nhắn về Email hoặc số điện thoại để nhắc nhở vị thế bạn đang nắm giữ sắp chạm mức thanh lý. Bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn hoặc nạp thêm tiền hoặc cắt lỗ để duy trì tài khoản.
  • Base Price: Giá vào lệnh. Đây là thuật ngữ cho phép bạn ước lượng điểm hòa vốn.
  • P/L: Ước tính tổng số lãi hoặc lỗ của các vị thế đang giao dịch tại thời điểm đó.
  • P/L Fee: Ước tính giá trị lãi suất bạn cần chi trả đối với toàn bộ Position đang diễn ra.
  • Kill Long/ Kill Short/ Kill Margin: Khi các nhà đầu tư “máu mặt” nắm giữ số lượng tiền điện tử cực lớn, họ sẽ sử dụng hình thức thao túng thị trường Kill Margin để đẩy giá lên cao. Lúc này những người đặt lệnh Short sẽ cháy tài khoản. Điều này cũng xảy ra tương tự với lệnh Long.

Có thể, Margin Trading coin sử dụng vô cùng nhiều thuật ngữ khó hiểu nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu. Hi vọng những giải đáp này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích khi chuẩn bị đầu tư.

Ưu điểm và nhược điểm của Margin Trading coin

Hình thức ký quỹ này có những điểm nổi bật và hạn chế sau:

  • Về ưu điểm: Margin Trading coin được đánh giá là hình thức kiếm tiền nhanh chóng dựa vào biến động nhỏ trên thị trường phi tập trung để sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận kể cả lúc thị trường đang đi xuống. Bên canh đó, hình thức ký quỹ này còn chứa các danh mục đầu tư đa dạng, cần lượng vốn ít.
Ưu và nhược điểm của Trade margin coin
Ưu và nhược điểm của Trade margin coin
  • Về nhược điểm: Tham gia vào thị trường tiền điện tử chắc hẳn ai cũng sẽ xác định phải chấp nhận rủi ro. Mức lợi nhuận sẽ tương đương với giá trị rủi ro cao. Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc và tham vọng thì nguy cơ bạn phải đối mặt rất khó lường. Hình thức ký quỹ này khá khó sử dụng, đòi hỏi bạn cần có kinh nghiệm và kiến thức thực tế sâu rộng.

Kinh nghiệm Trade margin coin

Một nhược điểm vô cùng lớn mà nhiều nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng Trade margin coin là thiếu kinh nghiệm. Sau đây là một số kinh nghiệm Coin28 xin chia sẻ đến bạn khi ký quỹ.

Công việc sẽ luôn hiệu quả, chuẩn chỉ nếu bạn lên kế hoạch một cách chi tiết và sát thực tế. Áp dụng vào thị trường phi tập trung, bạn cần bổ sung cho bản thân những kiến thức chính xác và đầy đủ trước khi đầu tư. Sau khi trang bị ở mức ổn, bạn hãy lên kế hoạch giao chi tiết cho các thuật ngữ của Trade Margin coin và thực hiện một cách kỷ luật. Là người mới bắt đầu tham gia, người đầu tư nên sử dụng vốn nhỏ, mức trade tương đương và chia ra nhiều danh mục đầu tư. Một điều cần lưu ý nữa là không nên ký quỹ mà hãy sử dụng vốn tự có để tâm lý được vững vàng, thoải mái và không nóng vội.

Trên đây là những thông tin Coin28 muốn chia sẻ đến bạn về Trade margin coin. Với số kiến thức bổ ích này, hi vọng bạn sẽ có cho mình lựa chọn đầu tư đúng đắn, hiệu quả. Hãy liên hệ trực tiếp trên trang web của Coin28 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về đầu tư trong thị trường tiền điện tử nhé!