Khi Blockchain đang là xu hướng chiếm lĩnh thế giới công nghệ hiện nay, việc tối ưu các sản phẩm số theo nền tảng này dần đóng vai trò mang tính quyết định. Đặc biệt là Mainnet – mạng lưới Blockchain độc lập với những đặc điểm vượt trội. Vậy cụ thể Mainnet & Testnet Là Gì? Hãy cùng Coin28.com tìm hiểu ngay sau đây.
Mainnet & Testnet là gì?
![mainnet-va-testnet-la-gi-02-1 Mainnet và Testnet là gì và có mối quan hệ như thế nào với nhau?](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/mainnet-va-testnet-la-gi-02-1.jpg)
Mainnet là gì?
Viết tắt của Main Network, Mainnet (tạm dịch là: Mạng lưới chính thức), được xem là phiên bản của Blockchain hoàn chỉnh. Sau khi các nhà lập trình thử nghiệm thành công trên Testnet – mạng thử nghiệm, Mainnet là kết quả áp dụng chính thức cuối cùng.
Khi một đồng coin phát hành Mainnet, nghĩa là coin này đã sở hữu Blockchain riêng, độc lập hoàn toàn với bất kỳ Blockchain của coin khác, dù là Bitcoin hay Ethereum. Điều này thể hiện bước tiến công nghệ đột phá đối với loại tiền kỹ thuật số này. Mainnet sẽ kết nối các loại ví điện tử với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường. Với Testnet là để các lập trình viên thử nghiệm, coding, kiểm tra lỗi và test tính năng hoạt động.
Testnet là gì?
Testnet (viết tắt của Test Network) cho phép thực hiện các giao dịch với mục đích trải nghiệm, thử các tính năng, đảm bảo chắc chắn hệ thống an toàn và sẵn sàng cho việc khởi chạy chính.
Coin trên Testnet không có giá trị kinh tế, giao dịch diễn ra bình thường nhưng không mang giá trị tiền tệ. Tại các dự án Blockchain, trước khi chính thức cho ra mắt Mainnet, nhà phát hành sẽ giới thiệu Testnet trước tiên để mô phỏng cho công chúng.
Bitcoin và Ethereum là hai coin lớn có Testnet đại diện điển hình nhất.
Đối với Bitcoin, sàn giao dịch như BitMEX sử dụng Testnet để người dự định tham gia có thể trải nghiệm các lệnh của sàn, tập giao dịch, dự đoán thị trường mà không bị mất chi phí. Còn với các dự án trên Blockchain Ethereum, Testnet cho phép dùng thử các tính năng viết bằng Smart Contract như dự đoán, bình chọn, cá cược,…
Chức năng của Mainnet?
Mainnet kiểm chứng sự phát triển của Blockchain
Tuân theo mô hình Blockchain, Mainnet lưu trữ lại toàn bộ các giao dịch thực tế diễn ra, giúp kiểm chứng công khai tính hoạt động độc lập của dự án. Khi sở hữu Mainnet mạnh thì đây là dấu hiệu nói rằng dự án đang thực sự khởi chạy và trong tiến trình kỹ thuật.
Theo đó, Mainnet đóng vai trò như một bằng chứng khẳng định đội ngũ phát triển đang thực hiện tốt dự án cũng như tầm nhìn của họ.
![mainnet-va-testnet-la-gi-06 Mainnet cho thấy đội ngũ phát triển đang thực hiện tốt dự án cũng như tầm nhìn của họ](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/mainnet-va-testnet-la-gi-06.jpg)
Mainnet trực tiếp cũng có thể thử nghiệm mọi chức năng của Blockchain. Lúc đó, người dùng được cấp quyền tham gia trực tiếp vào mạng lưới tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, điều này có thể phát sinh các lỗi khác nếu chẳng may hệ thống gặp trục trặc. Vì thế, việc khởi chạy Mainnet cần một lượng tài nguyên phát triển đáng kể, đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động ở trạng thái suôn sẻ.
Xác nhận độ tin cậy cho nền tảng Blockchain
Gần như mọi dự án sở hữu Mainnet, Blockchain riêng có độ uy tín cao, độ tin cậy hơn hẳn so với dự án vẫn chạy trên nền tảng của một Blockchain khác (như Ethereum, Tron…). Nếu xem Mainnet như một giao thức thực tế thì tất cả các giao dịch đều hoạt động và người dùng có thể trao đổi thanh toán với nhau bằng các đồng tiền gốc của Blockchain.
![mainnet-va-testnet-la-gi-051 Bằng cách download phần mềm giao thức, từng cá nhân trong cộng đồng có thể lựa chọn trở thành một nút trong mạng](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/mainnet-va-testnet-la-gi-051.jpg)
Ví dụ như Blockchain có nguồn mở và miễn phí cho mọi người tham gia. Các mã cơ bản của Blockchain đó sẽ hiển thị công khai nên nếu xảy ra vấn đề gì cũng có thể được theo dõi và phát hiện bởi cộng đồng.
Ngoài ra, một dự án tiền điện tử không dùng Mainnet hoặc việc ra mắt Mainnet bị đình trệ quá lâu so với dự kiến thì khả năng cao dự án đó đa phần mới “chỉ nằm trên bàn giấy”, chưa đi vào triển khai sâu để ra sản phẩm và có người thử nghiệm. Vì vậy, Mainnet là yếu tố để đánh giá được một dự án ICO có thực sự tồn tại không. Ngược lại, với các dự án không có Mainnet, quá trình nhìn nhận khách quan sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ảnh hưởng của Mainnet đến giá trị Coin
Thời gian trước khi Mainnet ra đời, các dự án Crypto đều chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum. Bởi thế mà sự xuất hiện của Mainnet đã đặt ra một dấu mốc quan trọng đầu tiên mà các dự án lĩnh vực công nghệ ngày nay phải chinh phục.
Mainnet khẳng định nhiều ý nghĩa:
-
Mainnet giống như “bảo hiểm an toàn” cho người tham gia, tác động đến việc tăng giảm giá trị của một đồng coin: Khi bản mainnet chính thức giới thiệu, giá trị của Bitcoin từ 7.000 USD bắt đầu tăng vọt lên 9.500 USD chỉ trong vài tuần sau đó.
-
Coin mang giá trị thực sự, đúng như cam kết của Developer với các nhà đầu tư trên Sách Trắng (Whitepaper). Người nghiên cứu sẽ được xem chi tiết về lộ trình phát triển, giai đoạn thử nghiệm Testnet cũng như thời gian phát hành Mainnet.
-
Thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ethereum, hay bất kỳ đồng Coin nào khác. Điều này sẽ giảm thiểu sự tác động nếu của các biến động thị trường tiền kỹ thuật số tiêu cực, khẳng định giá trị riêng của sản phẩm sở hữu Mainnet.
-
Mang đến niềm tin, nâng cao sự tin tưởng của nhà đầu tư vào dự án.
Tổng kết
Như vậy, Mainnet là một mạng lưới Blockchain tách biệt so với các nền tảng Blockchain khác, mang giá trị coin riêng. Còn Testnet là phiên bản thử nghiệm của Mainnet trong quá trình nghiên cứu của nhà phát triển.
Như một sản phẩm game khi sở hữu Mainnet, nó sẽ có tính độc lập và độ tin cậy cao hơn. Đây cũng chính là một trong số các dấu hiệu quan trọng để anh em lựa chọn quyết định đầu tư hay không..
Để tìm hiểu thêm về tất cả thuật ngữ khác trong đầu tư trên thị trường Crypto, anh em hãy nhấn theo dõi ngay Coin28.com. Mọi thông tin sẽ được cập nhật liên tục, trình bày dễ hiểu nhất.