Là loại tiền mã hóa có độ ổn định cao trên thị trường, các trader đã nắm rõ được các khái niệm về stablecoin hay chưa? Cùng Coin28.com tìm hiểu nhanh gọn, dễ hiểu nhất về Stablecoin là gì trong bài viết dưới đây!
1. Stablecoin là gì?
1.1. Khái niệm Stablecoin
Stablecoin về cơ bản là một loại tiền mã hóa – cryptocurrencies – hướng đến việc duy trì giá cả ổn định và được hỗ trợ bằng tài sản dự trữ. Điểm hấp dẫn của Stablecoin nằm ở yếu tố cố gắng kết hợp hai thế giới – khả năng xử lý nhanh chóng & bảo mật của tài khoản tiền điện tử và sự ổn định của các loại tiền pháp định (fiat).
![khai-niem-stablecoin-1 Stablecoin có tính ổn định cao so với các loại tiền mã hóa khác](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/khai-niem-stablecoin-1.jpeg)
Hiểu đơn giản, so với Bitcoin luôn có sự biến động thì Stablecoin ngược lại. Loại tiền mã hóa này cố gắng ổn định, định giá thị trường với một tham chiếu bên ngoài, có thể là tiền tệ như USD, Euro, … hay kim loại quý như vàng. Stablecoin đạt sự ổn định về giá nhờ vào thế chấp hoặc các cơ chế thuật toán phục vụ mua và bán tài sản tham chiếu.
1.2. Phân loại Stablecoin
![phan-loai-stablecoin Các loại stablecoin](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/phan-loai-stablecoin.jpg)
Hiện nay, thị trường phân chia Stablecoin làm 3 loại chính:
-
Stablecoin đảm bảo bởi tiền pháp định (fiat): Loại stablecoin này được quy định bằng fiat – tài sản thế chấp – để phát hành một số lượng tiền điện tử phù hợp. Các hình thức thế chấp khác như: kim loại, vàng, bạc, hay vàng, dầu…
-
Stablecoin đảm bảo bởi tiền mã hóa: Stablecoin này được thế chấp bởi các loại tiền mã hóa khác. Một số lượng lớn các stablecoin sẽ được thế chấp quá mức token, giảm biến động giá tiền mã hóa.
-
Stablecoin thuật toán: So với hai loại trên, stablecoin thuật toán không yêu cầu bất kỳ thế chấp nào. Nhưng sẽ được nhà phát hành làm ra theo cơ chế hoạt động riêng. Có thể ví dụ dễ hiểu như giống việc in tiền giấy định giá của ngân hàng trung ương.
2. Đôi nét lịch sử ra đời của Stablecoin
Stablecoin bắt đầu có sự bùng nổ trong năm 2020 nhưng chính xác thì loại tiền mã hóa này đã ra đời vào năm 2017. Stablecoin từng mất đến 5 năm để đạt được 6 tỷ đô la Mỹ nhưng chỉ mất 4 tháng để gấp đôi con số đó.
Ý tưởng sở hữu một loại tiền kỹ thuật số có tính ổn định trong thời gian dài đã xuất hiện từ lâu, thậm chí trước cả Bitcoin. Kế hoạch phát triển của stablecoin đã được ấp ủ từ năm 2015 – thời điểm các sàn giao dịch tiền mã hóa bắt đầu niêm yết Tether.
![stablecoin-la-gi-chi-tiet-02](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/stablecoin-la-gi-chi-tiet-02.jpg)
Tether (USDT) – Stablecoin thành công đầu tiên và vẫn là loại stablecoin có giá trị lớn nhất cho đến hiện tại được ra mắt vào cuối năm 2014, phát hành bởi Tether Limited. Cùng năm này cũng có 6 dự án stablecoin khác ra đời. Tuy nhiên, phải đến năm 2018, Stable mới thực sự làm chao đảo thị trường với hơn 36 dự án được tung ra, ước tính chiếm 53.7% vốn trong năm 2018.
Các stablecoin mới tiếp tục ra mắt suốt năm 2019, 2020 mặc dù thế giới vẫn đang đối diện với đại dịch toàn cầu COVID-19.
Hiện tại, cập nhật mới nhất năm 2021, 50% các dự án Stablecoin đang hoạt động sử dụng mạng Blockchain Ethereum theo tiêu chuẩn token ERC – 20. Nhờ vậy, mở rộng khả năng tương tác với các ví phần cứng và phần mềm tương thích Ethereum khác.
3. Lợi ích và hạn chế của Stablecoin
3.1. Lợi ích
Thanh toán hàng ngày
Stablecoin đáp ứng tiêu chí thanh toán đối với các cá nhân, doanh nghiệp hay cửa hàng đề cao sự ổn định. Các loại tiền mã hóa khác, điển hình là bitcoin có tính biến động cao nên ít được sử dụng thanh toán phổ biến. Trong khi đó, stablecoin lớn (như Tether) duy trì mức giá tốt, tạo sự tin cậy, phù hợp cho giao dịch thường xuyên.
Lợi ích đến cùng với blockchain
Với stablecoin, chủ sở hữu có thể gửi cho bất kỳ ai tức thì và chính xác, thông qua ví tiền mã hóa tương thích. Vì xây dựng trên nền tảng blockchain nên các rủi ro giao dịch sai không thể xảy ra. Đặc điểm này khiến stablecoin trở thành phương tiện thanh toán có độ linh hoạt cao.
>> Xem thêm: Blockchain là gì?
Bảo vệ danh mục đầu tư
Một số doanh nghiệp hiện nay lựa chọn phân bổ một tỷ lệ stablecoin nhất định cho danh mục đầu tư của họ, nhằm giảm thiểu rủi ro tổng thể. Các danh mục đầu tư thông thường không thể chống lại sự biến động giá thị trường, trong khi stablecoin mang khả năng này. Trong những trường hợp cơ hội xuất hiện, doanh nghiệp có thể đảm bảo lượng tài sản số dự trữ có giá trị.
Chủ sở hữu có thể bán tiền mã hóa để lấy stablecoin trong thời kỳ suy thoái thị trường hoặc mua lại với giá thấp. Nói cách khác, stablecoin cho phép sự thay đổi vị thế – nhập cuộc hay thoát ra – thuận tiện hơn mà không cần phải rút tiền ra ngoài hệ thống.
3.2. Hạn chế
Không phải 100% Stablecoin luôn ổn định giá
Nếu một số dự án Stablecoin có thành tích duy trì tốt thì cũng có không ít dự án thất bại. Stablecoin có thể dễ dàng lao dốc và mất giá trị khi liên tục gặp các vấn đề không ổn định giá.
Thiếu minh bạch
Tiền mã hóa nói chung khó lòng nào minh bạch được toàn bộ. Cả stablecoin lớn và uy tín như Tether (USDT) và USD Coin (USD Coin) cũng chưa công khai hết các kết quả kiểm toán, mà thay vào đó, hầu hết chỉ cung cấp các chứng từ giao dịch thường kỳ làm bởi kế toán tư.
Tính tập trung cao hơn các loại tiền mã hóa khác
Bởi khả năng thế chấp nên stablecoin có tính tập trung cao hơn, ngược với tiêu chí của đa số tiền mã hóa khác yêu cầu tính phi tập trung. Nếu một tổ chức trung tâm nắm giữ khối lượng tài sản thế chấp lớn thì gần như vẫn phải tuân theo các quy định tài chính bên ngoài. Điều này gia tăng tính kiểm soát của đơn vị phát hành nên trước khi tham gia, các trader cần tin tưởng rằng tổ chức đó sẽ có một khoản dự trữ.
Hoạt động dựa vào cộng đồng sử dụng
Cơ chế quản lý mở là phổ biến trong các dự án tiền mã hóa. Dẫn đến việc người dùng có vai trò nhất định và đóng góp tiếng nói trong quá trình phát triển và vận hành stablecoin. Vì thế, cộng đồng người tham gia nên có sự tin tưởng và điều hành dự án một cách trách nhiệm.
Tổng kết
Stablecoin được thiết kế để giải quyết Biến động Giá – vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền kỹ thuật số hiện tại. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh (pump hoặc dump), stablecoin chính là giải pháp giúp nhà đầu tư chuyển hướng, tránh việc phải đổi sang Fiat ở các biến động nhất thời.
“Stablecoin được ví như chiếc cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống.”