Phần 1 đã dừng ở cuối năm 2010 đầu năm 2011 khi $BTC bắt đầu chuyển từ đào bằng GPU sang card màn hình(GPU) và Satoshi dần im lặng và biến mất.
7 năm tiếp, từ 2011 tới 2017 Bitcoin hardfork. Từ Bitcoin network tách ra Bitcoin Cash- $BCH và cái Bitcoin network hiện tại.
Nếu tâm điểm hiện tại của market xoay quanh Ethereum scaling, thì suốt 2010-17 là tranh chấp xoay quanh Bitcoin scaling.
Nâng cấp của Ethereum bây giờ có lãnh tụ Vitalik cùng Ethereum foundation lo. Nhưng hồi đó Satoshi biến mất rồi nên mỗi lần nâng cấp thì các đội lại chửi nhau tè le vì động đến lợi ích của nhiều bên. Không chỉ holder hay miner mà còn có cả chính phủ.
Khác với mấy ông Retail hiện tại còn đang tranh luận liệu $BTC có giá trị thật không hay lừa đảo, thì hơn 10 năm trước những người đầu sạn, think tank trong chính phủ đã nhận ra tiềm năng của Bitcoin.
Chim dậy sớm bắt mồi, người dạy sớm đi làm, suốt lịch sử các nước bem nhau ra sao, tất cả đều xoay quanh 2 chữ “Lợi ích”. Việc có thể chuyển giao lợi ích giữa cá nhân hay tổ chức xuyên biên giới, xuyên quốc gia là miếng bánh lớn cỡ nào thì ai có kiến thức, nhìn phát hiểu luôn.
Chưa cần kể $BTC, mấy ông sống gần biên giới thì hiểu chuyện đem được vàng qua lại 2 bên thôi đã là đụng đến lợi ích của quốc gia và nếu biết sai còn cố tình làm thì đi tù như chơi. Đằng này chuyển $BTC thì gõ mấy nút bàn phím chuyển phát đi luôn.
Các chính phủ gom $BTC như sau:
– Trung Quốc: chặt rừng xây thủy điện, điện này không phải cho dân xài mà chuyên cho miner. Đây là loại điện giá rẻ và không hòa lưới, chỉ cung cấp cho miner. Nên sau này nghe TQ cấm Bitcoin thì cứ cười trừ thôi, fud cũ rích ai không hiểu bản chất mới sợ.
– Nhật: Tech đào coin của tụi này xịn nhất, đào chơi chơi với bán máy, đồng thời nghe Satoshi có vẻ giống tên Nhật. Idk maybe psyop though.
– Mỹ: nhà giàu lấy tiền mua $BTC, mở mấy cái dịch vụ giao dịch $BTC on ramp off ramp như Bitpay lấy phí. Mua máy đào từ tụi Tàu(Bitmain) về đào. Đi tìm tụi Silk Road đấm lấy $BTC về.
– Bắc Hàn: Đào tạo ra vài đội hacker chuyên đi scam. Tụi Lazarus Group là team nổi nhất.
Sao mấy ông lớn không bỏ tiền ra gom hết $BTC ? Chính phủ Mẽo thiếu tiền hay gì. Cũng 1 kiểu tư duy đó, nếu họ không thiếu tiền thì gom 1 hồi cũng hết. Chưa kể $BTC còn trinh mới đào ra không có lịch sử giao dịch sẽ được ưa chuộng.
Vấn đề Bitcoin scaling rất đơn giản: nhiều giao dịch(Tx) trên Bitcoin network quá, blocksize chỉ có 1 MB. Nhét không hết, nên mạng chậm.
Trong 1 block gồm Tx và signature(chữ kí). Tụi Bitcoin developer lâu đời nhất(từng làm việc với Satoshi) là team Bitcoin core muốn tách Signature ra riêng chỉ để lại trong block các Tx.
Thành ra blocksize vẫn chỉ 1MB mà Signature cút rồi, đỡ tốn không gian lưu trữ, nên chứa được nhiều Tx hơn. Đây gọi Segwit.
2 phe trong cuộc nội chiến:
– Phe Bitcoin Core và Blockstream. Ủng hộ Segwit.
– Phe miner Tàu và Digital Currency Group. Ủng hộ tăng blocksize.
Lúc đó dơ mặt ra hứng đạn cho phe miner Tàu có Charlie Lee- Founder $LTC, Wu- Founder Bitmain và hệ thống miner của anh ta. Bobby Lee- CEO sàn BTCC, sàn trade $BTC đầu tiên của Trung.
1/8/2017 sau nhiều tranh luận trải dài nhiều năm về chuyện blocksize. Team Miner Tàu thua và quyết định hardfork. Đẻ ra Bitcoin cash($BCH). $BCH tăng blocksize từ 1MB lên 8MB.
Miner đào $BCH xả thì lời, Bitmain thì bán được trâu đào, còn ai fomo làm holder thì ăn bô.
Chain chính hay gọi Bitcoin Core thì thực hiện nâng cấp Segwit mấy chục ngày sau đó.
Segwit 2x muốn tăng blocksize từ 1MB lên 2MB. Thì bị ăn chửi rồi bỏ qua.
Và thế là kết thúc giai đoạn Bitcoin là tâm điểm của sự chú ý. 2017 trở đi, sân khâu chủ yếu xoay quanh Ethereum scaling và $ETH. Dài rồi, chắc phải viết phần 3 về $ETH.
Xem các phần:
Thị trường tiền điện tử – Phần 1
Thị trường tiền điện tử – Phần 2
Thị trường tiền điện tử – Phần 3
Thị trường tiền điện tử – Phần 4
Thị trường tiền điện tử – Phần 5
Thị trường tiền điện tử – Phần 6.1
Thị trường tiền điện tử – Phần 7.3