Phần 6.3: Địa lợi
Khi 1 người ngắm nhìn thời thế, dễ thốt lên 1 câu: “bất công”. Nhưng vốn dĩ thiên đạo công bình. Mà vì công bình nên vô tình. Đất trời vận hành theo đúng qui luật của nó. Vạn sự dù tốt hay xấu dưới góc nhìn của con người, khi đặt vào góc nhìn toàn cảnh đều xảy ra là có lí do.
Hơn 60 năm về trước, Mỹ đã chiến thắng WW2 trên cả chiến trường lẫn thương trường. Xác lập nên trật tự thế giới mới xoay quanh nước Mỹ, như cái cách trước đó Đế quốc Anh và Hà Lan đã từng làm.
1 thế hệ đã lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế bùng nổ hậu thế chiến. Khi mà đất đai, nhà cửa vẫn còn rẻ, công việc dồi dào. Sinh hoạt cộng đồng hay theo tiếng việt là tình làng nghĩa xóm vẫn còn. 1 người chăm chỉ làm việc 3 năm đã có thể mua được nhà. Đây chính là tầng lớp middle class của Mỹ mà người ta hay gọi sau này.
Thế hệ Boomer lớn lên với thiên thời, địa lợi ở phía mình. Không nói rằng ai cũng giàu, nhưng Boomer lớn lên trong môi trường gần như toàn diện nhất về các mặt quan trọng như cộng đồng, sức khỏe, tinh thần, giáo dục và tiền bạc.
Và đâu đó hơn 60 năm sau, cụ thể là năm 2020-2021. 1 thế hệ Zoomer hay ở VN hay gọi là gen Z cũng đến tuổi trường thành và bước chân vào đời.
Quang cảnh có thể nói không mấy lạc quan khi mà đất đai nhà cửa đã trở nên đắt đỏ(so với thu nhập trung bình). Cái tinh thần lạc quan, cái hào khí dân tộc của nước Mỹ đã biến mất, giấc mơ Mỹ là 1 cái gì đó xa vời. Cộng đồng và tôn giáo, vốn là 2 chỗ dựa tinh thần của người dân, thì bây giờ lại bị lên án nơi đất Mỹ.
Thứ còn lại cho gen Z, là 1 vùng đất không mấy thân thiện với thế hệ của họ. 1 xã hội mà thứ ngự trị bây giờ là 1 mix giữa hedonism(chủ nghĩa hưởng lạc) và capitalism(chủ nghĩa tư bản)- Tạo ra 1 vòng lẩn quẩn đi làm, tiêu tiền, hết tiền thì vay nợ, tháng sau đi làm có tiền trả lại. Nhờ ơn Soros.
Thử quan sát: Ra quán nhậu thì thế hệ chú bác/boomer bàn chuyện làm ăn, gia đình, con cái. Toàn chiến hữu làm ăn mấy chục năm ngồi với nhau.
Gen Z đi nhậu thì bàn chuyện drama showbiz, xu hướng thời trang, còn không thì ngồi kể khổ chuyện công ty. Nhiều người đi trước thường nhìn vào đây chê bai thế hệ này thế hệ nọ.
Nhưng why work? Sao lại phải bỏ công sức ra làm trong khi tương lai dường như chả có hi vọng? Tài nguyên(Đất đai, tài sản) đều đã phân chia xong. Đến đời này này chỉ có làm công ăn lương, làm xong ăn xài cho đã.
Thế hệ nào cũng vậy, phần đông nào có mơ cao xa làm ông này bà nọ, chỉ 1 căn nhà sau đó thành gia lập thất là ước mơ bao đời. Tầm 18-25 tuổi lương 10-15 triệu làm khi nào có nhà 3 tỷ. Thế nên không có động lực để phấn đấu như các thế hệ trước lúc tài nguyên chưa chung chia xong cũng là điều dễ hiểu.
Sự bất đồng và khó thấu hiểu dẫn đến khó vị tha cho nhau giữa 2 thế hệ này không khác gì thùng thuốc súng đợi kích nổ.
Người sinh sau đẻ muộn, thì cơ hội cũng ít dần.
Khi 1 người ngắm nhìn thời thế, dễ thốt lên 1 câu: “bất công”. Nhưng vốn dĩ thiên đạo công bình.
Gen Z là thế hệ đầu tiên được dạy dỗ bởi Internet. Và vì tiếp xúc sớm với văn hóa toàn cầu trước khi bản thân định hình được 1 bộ thế giới quan riêng, nên dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng tốt lẫn độc hại.
Địa lợi, là chỉ việc sử dụng môi trường xung quanh làm lợi thế cho chính mình.
Covid lockdown 2020-21, Gen Z lúc đó đã nhìn ra được cơ hội chuyển mình, lần đầu tiên hoàn cảnh xung quanh không chống lại họ nữa. Với những công cụ mạnh mẽ như Tiktok và Twitter, thế giới ảo trên mạng là sân chơi riêng của họ.
1 thế hệ khao khát đổi đời, sở hữu những công cụ truyền thông mạnh mẽ cộng với thị trường crypto. Các thế hệ cha chú sắp được thấy bullrun thiểu năng nhất mọi thời đại bắt đầu.
Xem các phần:
Thị trường tiền điện tử – Phần 1
Thị trường tiền điện tử – Phần 2
Thị trường tiền điện tử – Phần 3
Thị trường tiền điện tử – Phần 4
Thị trường tiền điện tử – Phần 5
Thị trường tiền điện tử – Phần 6.1
Thị trường tiền điện tử – Phần 7.3