Meta tái xuất, cân nhắc tích hợp thanh toán stablecoin

0
3

Meta tái gia nhập lĩnh vực crypto với kế hoạch tích hợp stablecoin vào hệ sinh thái của mình, hòa vào làn sóng từ các “ông lớn” như Visa và Stripe.

Meta tái xuất, cân nhắc tích hợp thanh toán stablecoin. Ảnh: CoinDesk

Stablecoin đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong cả lĩnh vực công nghệ lẫn chính sách tài chính của Hoa Kỳ, khi ngày càng nhiều công ty lớn và chính quyền liên bang tham gia vào cuộc đua mở rộng ảnh hưởng của đồng USD trong thế giới số hóa.

Sau thời gian dài im ắng kể từ khi “giấc mơ” Libra/Diem tan vỡ, Meta (công ty mẹ của Facebook) đang tái khởi động kế hoạch tích hợp thanh toán stablecoin trên các nền tảng của mình – với mục tiêu giảm chi phí so với các phương thức fiat truyền thống, đặc biệt dùng trong thanh toán cho các nhà sáng tạo nội dung toàn cầu.

Theo nguồn tin từ Fortune, Meta đã tiến hành đàm phán với nhiều công ty hạ tầng blockchain và cân nhắc tích hợp các stablecoin phổ biến như USDT, USDC và nhiều đồng khác theo hướng đa token.

Trước đó, Meta đã bổ nhiệm cựu giám đốc Ripple – Ginger Baker – làm Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm, và đang khảo sát các phương án công nghệ nhằm giảm phí thanh toán xuyên biên giới. Ripple cũng đã tung ra stablecoin riêng RLUSDâm thầm chào mua Circle, nhà phát hành USDC – stablecoin lớn thứ hai hiện nay.

Meta từng là người tiên phong trong lĩnh vực stablecoin, ra mắt Libra vào năm 2019, với tham vọng tạo ra một đồng tiền số toàn cầu gắn với rổ tiền pháp định. Tuy nhiên, sau làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý, Libra buộc phải đổi tên thành Diem vào cuối năm 2020 và dừng dự án vào đầu năm 2022. Tài sản trí tuệ của Diem sau đó được bán lại cho ngân hàng đã phá sản Silvergate

Dù thất bại, di sản của Libra/Diem vẫn tiếp tục sống trong các blockchain hiện tại như Aptos, Movement và Sei, đều sử dụng ngôn ngữ lập trình MOVE do đội ngũ Diem phát triển, dù không còn liên quan đến Meta.

Kể từ đó, Meta vẫn âm thầm thể hiện sự quan tâm lâu dài với crypto. Công ty đã đăng ký nhiều nhãn hiệu thương mại trong các năm 2022 và 2023 liên quan đến giao dịch tiền mã hóa, thiết bị phần cứng blockchain và sàn giao dịch tài sản số. Những động thái này từng khiến các nhà lập pháp Mỹ, như Dân biểu Maxine Waters (California), quan ngại về tham vọng tài chính của Meta.

Trong tháng 5, hàng loạt công ty thanh toán lớn đã công bố các động thái liên quan đến stablecoin:

Đáng chú ý hơn, công ty World Liberty Financial (WLFI) – được hậu thuẫn bởi gia đình Tổng thống Donald Trump – đã ra mắt stablecoin USD1 vào tháng 3. Chỉ chưa đầy 2 tháng, USD1 đã vươn lên vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng vốn hóa thị trường stablecoin.

Chính quyền Trump cũng nhiều lần khẳng định stablecoin là trọng tâm chiến lược để củng cố quyền lực toàn cầu của đồng USD, thông qua việc thu hút dòng tiền vào trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nỗ lực hợp pháp hóa stablecoin ở cấp liên bang lại đang gặp trở ngại lớn. Ngày 08/05, Thượng viện Mỹ đã không thể thông qua dự luật stablecoin GENIUS, do các Thượng nghị sĩ Dân chủ ngăn chặn, khiến nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Trump thất vọng.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent chia sẻ trên X:

Đối với Meta đến Visa, Stripe và cả Trump, stablecoin đang vượt ra khỏi phạm vi kỹ thuật của blockchain để trở thành một công cụ địa chính trị, tài chính và công nghệ. Dù vấp phải rào cản pháp lý, đà phát triển mạnh mẽ và sự hậu thuẫn của các ông lớn cho thấy stablecoin không chỉ là “token ổn định” theo nghĩa đen, mà còn đang đóng vai trò trung tâm trong cuộc cạnh tranh quyền lực tài chính toàn cầu.

Coin68 tổng hợp

Nguồn: https://coin68.com/meta-tai-xuat-can-nhac-tich-hop-thanh-toan-stablecoin/