Bandwagon là gì? Giải thích về hiệu ứng Bandwagon dành cho những brand mới

0
19
Bandwagon là gì?

Chắc hẳn khá nhiều anh em đã từng nghe qua hiệu ứng tâm lý Bandwagon. Hiệu ứng này được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực trong đời sống, cụ thể là kinh doanh. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau hiệu ứng này như thế nào, hãy cùng Coin28 tìm hiểu về Bandwagon là gì ngay trong bài viết dưới đây.

Bandwagon là gì?

Bandwagon được hiểu theo nghĩa tiếng Việt, đây là cụm từ chỉ đoàn tàu hay các loại xe chuyên chở hiện hay. Khách hàng trên đoàn tàu thường là những đội diễu hành, gánh xiếc hay đội lưu diễn.

Bandwagon là gì?
Bandwagon là gì?

Tuy nhiên ở đây, Bandwagon dùng để chỉ hiệu ứng đoàn tàu nối đuôi nhau. Ở đây, chúng được hiểu rộng theo nghĩa là con người thường có xu hướng bắt chước nhau trên phương diện hành vi, thái độ hay phong cách nào đó.

Từ đó, số đông mọi người có thể chịu ảnh hưởng bởi một người hay nhóm người. Như thế, đoàn tàu này ngày càng được nối dài ra. Như thế, hiệu ứng được đánh giá là thành công.

Dưới đây, Coin28 sẽ cùng anh em phân tích trên 2 phạm trù cụ thể:

  • Dưới góc độ kinh tế: Anh em có thể hình dung ra rõ nhất trong các đợt giảm giá vào một mùa trong năm, ở đây có thể là Black Friday (ngày thứ 6 đen). Khi hàng loạt các nhãn hàng, thương hiệu giảm giá sẽ kéo theo các nhãn hàng khác, từ đó tạo ra một thị trường mua sắm sôi động. Như vậy, nguồn cung dồi dào với giá thành hấp dẫn kéo theo người mua tăng theo. Từ đó, cả nhãn hàng và khách hàng đều có thể nhận được những lợi ích cụ thể.
  • Dưới góc độ tâm lý: Hiệu ứng Bandwagon cũng được xem là hiệu ứng tâm lý đám đông. Khi một người có sự ảnh hưởng đến cộng đồng, hành động của họ sẽ được nhiều người học theo. Vì thế, tạo ra một chuỗi hành động gọi là đoàn tàu. Điều này cũng được giải thích trong câu chuyện “5 con khỉ và nải chuối”.

Nguồn gốc của hiệu ứng Bandwagon

Nguồn gốc của hiệu ứng Bandwagon được minh họa bằng câu chuyện 5 con khỉ và một nải chuối. Để thực hiện thí nghiệm này, các nhà khoa học đã nhốt 5 con khỉ vào một không gian kín. Sau đó, họ dùng một cái thang ở giữa và đặt một nải chuối lên trên. Theo tập tính của khỉ, chúng sẽ có nhu cầu mong muốn được ăn chuối và tìm mọi cách lấy được nải chuối.

Nguồn gốc của hiệu ứng Bandwagon
Nguồn gốc của hiệu ứng Bandwagon

Từ tập tính và bản năng của mình, các con khỉ sẽ lần lượt leo lên thang để dành nải chuối. Tuy nhiên, khi 2 con khỉ leo lên 2 đầu của thang, các con khỉ còn lại sẽ bị hắt nước vào người. Dần dần, chúng nhận thấy, mỗi lần có con khỉ trèo lên thang thì đồng đội của chúng sẽ bị ướt. Như vậy, cả 5 con khỉ nêu trên đều không có nhu cầu leo thang và tìm kiếm đồ ăn.

Để thực hiện giai đoạn tiếp theo, các nhà khoa học bắt bỏ một con khỉ ra và thay vào đó một con khỉ mới. Cũng bởi tập tính của mình, con khỉ mới leo lên thang. Không những không lấy được đồ ăn mà con khỉ này còn bị những con còn lại đánh. Bởi chúng cho rằng, mỗi lần có con khỉ leo thang thì đồng đội sẽ bị ướt.

Cứ tiếp tục thay thế khỉ mới – khỉ cũ, các nhà khoa học đã nhận định rằng: Hiệu ứng 5 con khỉ và nải chuối cho chúng ta biết, khi đám đông người làm theo việc gì đó thì những người còn lại cũng có mong muốn làm theo. Từ đó tạo ra hiệu ứng đoàn tàu.

Đây có thể được giải thích cho hiệu ứng Bandwagon đề cập ở trên.

Ứng dụng của Bandwagon

Nhằm giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu ứng Bandwagon, dưới đây, Coin28 sẽ chỉ ra giúp bạn những ứng dụng cơ bản nhất của hiệu ứng này.

  • Food and drink (thực phẩm và đồ uống): Thông thường khi đi siêu thị, người mua hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm còn ít hàng trên kệ. Điều này thể hiện tâm lý xu hướng mua hàng ít bởi nghĩ rằng các khách hàng khác đã mua chúng rất nhiều. Không những thế, những mặt hàng có số lượng mua lớn trên các sàn thương mại điện tử cũng sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn.
  • Fashion (thời trang): có thể nói, hiệu ứng “5 con khỉ và nải chuối” được biểu hiện rất tốt trong lĩnh vực thời gian. Anh em có thể hiểu được cụ thể về vấn đề này trong xu hướng thời trang hiện nay. Khi một sản phẩm được một người nổi tiếng lăng xê, hầu hết mọi người có xu hướng mua theo và chúng ngày càng trở nên thu hút. Có thể kể đến phong cách của Đan Trường vào những năm 2000 hoặc hiệu ứng “Ngôi nhà hạnh phúc” của Hàn Quốc.
  • Music (Âm nhạc): Xu hướng Bandwagon được biết đến khá nhiều nhờ lĩnh vực âm nhạc. Một sản phẩm âm nhạc có độ phổ biến đối với công chúng ở một khía cạnh nhất định, khi số đông nghe hay chia sẻ, những người khác có thể sẽ nghe thử ít nhất 1 lần. Tại Việt Nam, có thể kể đến các sản phẩm của Đen Vâu hay Sơn Tùng MTP.
  • Social media: Trong lĩnh vực này, hiệu ứng Bandwagon được ứng dụng trong các nền tảng mạng xã hội phổ biến. Gần đây nhất, sự ra đời của Tiktok đã thu hút hàng triệu người tham gia. Có thể trước đây, bạn chính là người không muốn tiếp cận hay nghĩ rằng Tiktok có nội dung không đúng chuẩn. Tuy nhiên, ngay bây giờ có thể chúng là ứng dụng phổ biến trên điện thoại của bạn.

Ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực truyền thông

Hãy cùng tìm hiểu sâu về ứng dụng của hiệu ứng này trong các thông tin dưới đây.

Ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực truyền thông
Ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực truyền thông

Sử dụng Bandwagon trong lĩnh vực marketing

Một trong những việc giúp tăng doanh thu hiệu quả nhất của các brand chính là tăng số lượng hàng hóa bán ra ở mức cao nhất. Việc này có thể nhờ vào hiệu ứng Bandwagon – “5 con khỉ và nải chuối”.

Dựa vào tên tuổi của người nổi tiếng

Tại Việt Nam hiện nay, số lượng người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng rất lớn. Tận dụng được điều này, các thương hiệu thường hợp tác với đội ngũ này nhằm tạo ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả.

Độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng có thể mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.

Có thể kể đến sự kết hợp của Sơn Tùng MTP với Bitis. Thời điểm đó, Bitis là thương hiệu giày Việt khá cũ trên thị trường, được ấn định với các sản phẩm đơn giản, thiếu nét trẻ trung, năng động. Đồng thời xét trên khía cạnh thị trường, Bitis thời điểm đó khá đuối sức, không có nhiều thị phần.

Việc kết hợp với ca sĩ Sơn Tùng MTP, thương hiệu giày Bitis nói chung và sản phẩm giày Bitis Hunter nói riêng đã tạo ra tiếng vang lớn. Việc này vừa giúp tăng doanh thu, vừa kéo tên tuổi của Bitis đang trên đà vực thẳm. Có thể khẳng định rằng, đây là sự kết hợp mang lại hiệu quả rất cao dựa vào hiệu ứng Bandwagon.

Dựa vào đội ngũ influencer

Khác với những người nổi tiếng, influencer được biết đến là những người có tầm ảnh hưởng ở phạm vi hẹp hơn. Họ chỉ có mức ảnh hưởng ở một cộng đồng nhỏ lẻ. Ví dụ, influencer có thể là bà mẹ bỉm sữa, MC hay cầu thủ bóng đá, Vlogger,…

Tuy nhiên, điểm chung của những người này là có tầm ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng và có lượt theo dõi ổn định. Việc các nhãn hàng kết hợp với đội ngũ này vừa tạo ra hiệu ứng Bandwagon, giúp đánh đúng và đánh trúng đối tượng.

Có nhiều người cho rằng, sử dụng hình ảnh của các influencer sẽ không mang lại hiệu quả cao như KOLs. Tuy nhiên, các influencer đều là người có tầm ảnh hưởng, hàng loạt những người này đều quảng bá một sản phẩm sẽ tạo ra cú hích lớn. Đối tượng này không chỉ đánh đúng mà đánh trúng vào đối tượng khách hàng đích.

Sử dụng Bandwagon trong chiến dịch quảng bá, bán hàng

Từ những ví dụ đề ra ở trên, có thể kể đến những hiệu quả của hiệu ứng Bandwagon đối với các chiến dịch quảng cáo.

  • Tần suất xuất hiện dày đặc giúp người dùng phải nhớ đến: Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng có thể ấn tượng với những thứ được xuất hiện với tần suất dày đặc. Điều này giúp khắc ghi hình ảnh sau ít nhất vài ba lần. Vì thế, các thương hiệu luôn cố gắng phủ sóng hình ảnh sản phẩm của mình một cách mạnh mẽ, rầm rộ nhất. Đồng thời, lựa chọn đại sứ là người nổi tiếng hay influencer có tầm ảnh hưởng nhất định sẽ giúp chiến dịch đạt được thành công nhất.
  • Sản phẩm có mặt ở mọi nơi: Từ hiệu quả của tần suất xuất hiện khá nhiều, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, các khách hàng mới sẽ thấy tần suất dày đặc của sản phẩm. Từ đó, hiệu ứng Bandwagon được vận dụng hiệu quả và triệt để.
  • Tạo ra nhiều cuộc tranh luận trên nền tảng mạng xã hội: Hiện nay, các thương hiệu thường xuyên tạo ra các drama, các cuộc thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, việc tạo ra các cuộc tranh luận tích cực, có nhiều người tham gia và người có tầm ảnh hưởng cùng vào cuộc, hiệu ứng Bandwagon sẽ được phát huy hiệu quả nhất.
  • Tận dụng các nhận xét đáng tin cậy: Hiệu ứng Bandwagon có thể phát huy hiệu quả nhất trong trường hợp các feedback tích cực về sản phẩm. Vì thế, nếu trong vai những brand mới, anh em nên tập trung đẩy bình luận tích cực, tự nhiên nhất lên các trang đầu.

Một số câu hỏi liên quan đến Bandwagon là gì?

Hiệu ứng Bandwagon được anh em thắc mắc rất nhiều trên các diễn đàn của Coin28. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi phổ biến về hiệu ứng này.

Bandwagon có phải hiệu ứng “5 con khỉ và 1 nải chuối” không?

Bandwagon và hiệu ứng “5 con khỉ và 1 nải chuối” đều là một. Tuy nhiên, chúng chỉ là được gọi với hai tên gọi khác nhau, cũng có thể là hiệu ứng đoàn tàu.

Bandwagon có phải là hiệu ứng bắt chước không?

Một phần hiệu ứng Bandwagon được cho là bắt chước. Bởi hiệu ứng này về cơ bản là việc bắt chước trong tâm lý. Tuy nhiên, bạn không nên đồng nhất khái niệm này với việc thực hiện các hành động bất chấp, trái ngược với niềm tin của mình.

Mặt hạn chế của hiệu ứng Bandwagon là gì?

Việc hiệu ứng này giúp cho số lượng người dùng tin theo và sử dụng sản phẩm tăng lên nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong doanh số bán hàng. Tuy nhiên, đối với cá nhân, bạn không nên tin theo mù quáng mà cần phân tích, đánh giá những hiệu ứng này trước khi tham gia.

Tổng kết

Hiệu ứng Bandwagon mang lại rất nhiều điều tích cực đến với thị trường nói chung và trong lĩnh vực marketing, quảng bá nói riêng. Tuy nhiên, mỗi sự việc đều có hai mặt của chúng. Anh em hãy cân nhắc thật kỹ, phát triển timeline hoàn chỉnh để có thể đạt hiệu quả của Bandwagon tốt nhất.

Nguồn: https://coin28.com/bandwagon-la-gi-2028.html