Carl Icahn là ai? Tiểu sử nhà sáng lập Icahn Enterprises

0
33

Bên cạnh những huyền thoại của phố Wall như Warren Buffett hay Larry Fink, Carl Icahn nổi lên không chỉ vì tài năng và sự giàu có của mình mà ông còn được người đời biết đến với sự tàn nhẫn và lạnh lùng của mình. Đối với Carl Icahn, chỉ cần khoản đầu tư của mình có lợi nhuận, ông sẽ bất chấp làm tất cả, dù việc đó có bóp nghẹt doanh nghiệp đi chăng nữa. Vậy Carl Icahn là ai? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 


Carl Icahn là ai? Tiểu sử nhà sáng lập Icahn Enterprises

Carl Icahn (tên đầy đủ: Carl Celian Icahn) là một doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ gốc Do Thái. Ông là sáng lập và đồng thời là cổ đông kiểm soát của Icahn Enterprises, một công ty quản lý quỹ lớn đủ để sánh ngang với Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Theo dữ liệu được cung cấp bởi Forbes, Carl Icahn đang nắm giữ vị trí thứ 94 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 17,5 tỷ USD.


Chân dung Carl Icahn

Carl Icahn sinh ngày 16/02/1936 tại Brooklyn, New York, Mỹ trong một gia đình gốc Do Thái với mẹ là một giáo viên và cha là một giảng viên âm nhạc trong nhà thờ. Năm 1954, Carl Icahn tốt nghiệp trung học và đậu vào Đại học Princeton, một trong những trường thuộc Ivy League của Mỹ. Điều này khiến gia đình của ông khá bất ngờ bởi vào thời điểm đó, việc một người Do Thái được học tại các trường danh giá là rất hiếm.

Khi vào đại học, gia đình Icahn chỉ có thể chu cấp học phí cho Carl Icahn chứ không thể cáng đáng thêm phần sinh hoạt phí. Để có tiền trang trải, Carl Icahn đã phải làm rất nhiều công việc để kiếm sống, tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trước khi ông tìm hiểu về Poker. Khi vừa tìm hiểu về trò chơi, Carl Icahn đã bị người khác lột sạch túi, cay đắng vì mất tiền, ông dành ra 2 tuần chỉ để đọc sách về Poker. Sau đấy, khi quay trở lại, Carl Icahn đã không những lấy lại được số tiền đã mất mà ông còn kiếm được hơn 2.000 USD (tương đương 20 nghìn USD tính theo lạm phát hiện tại).

Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học, Carl Icahn ngay lập tức bị thu hút bởi tiềm năng của thị trường chứng khoán, do đó, ông đã vay tiền và gặt hái được nhiều lợi nhuận. Chỉ với khoản vay ít ỏi ban đầu, Carl Icahn đã kiếm được hơn 2 triệu USD, chính nhờ số tiền này mà ông đã thành lập Icahn Enterprises, công ty của riêng ông.

Trong những công bố về danh mục đầu tư hàng năm của mình, các nhà phân tích rất dễ dàng tìm ra được thủ thuật để Carl Icahn gặt hái được lợi nhuận. Mặc dù vậy, người ta lại không thể bắt chước để thành công như cách ông đã làm được. Hầu hết tất cả các cổ phiếu mà Carl Icahn nắm giữ đều không hơn 18 tháng và ông thường chọn mua những cổ phiếu của các công ty nhỏ, ít danh tiếng. Nhưng điểm khác biệt của ông chính là Carl Icahn sẽ mua số cổ phiếu đủ lớn để chi phối các công ty ấy. Với vị thế là cổ đông lớn nhất, ông gây áp lực để các công ty này dùng lợi nhuận hoặc vay thêm tiền mặt để mua lại cổ phiếu, từ đó đẩy giá trị số cổ phiếu của ông lên nhiều lần.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì Carl Icahn mua một lượng lớn cổ phiếu và dùng mọi cách để khiến giá cổ phiếu đó tăng mạnh bất chấp việc công ty có phải phá sản hay bị thâu tóm về sau. Điều này tương đối khá máu lạnh và nhẫn tâm nhưng nó đã mang về cho ông lượng lớn tài sản.

Không những thế lạm phát những năm 70 đã mang lại cho Carl Icahn một biên độ lợi nhuận rộng đến không ngờ. Cụ thể, nhờ có lạm phát, giá trị các loại tài sản cố định tăng vọt nhưng phần chiết khấu của giá thanh lý tài sản lại cao hơn giá trị sổ sách nên vô hình chung nó tạo ra một hàng rào bảo vệ cho số cổ phiếu mà Carl Icahn đang nắm giữ.

Năm 1985, Carl Icahn mua lại hãng hàng không TWA nhờ số tiền vay, ngay sau đó các nhà đầu tư bắt đầu xâu xé TWA như một miếng mồi để thanh lý tài sản, nhờ thế khoản vay của Carl Icahn được trả dần và ông không mất một xu để sở hữu số cổ phiếu kia. Ba năm sau, Carl Icahn tiếp tục vay tiền và dùng lợi nhuận của TWA để mua lại cổ phiếu của hãng hàng không. Việc này đã giúp Carl Icahn kiếm về khoản tiền lên đến 469 triệu USD nhưng đồng thời nó cũng khiến TWA gánh khoản nợ lên đến 540 triệu USD. Đến năm 1991, khi TWA không còn đủ khả năng sinh lời để bù đắp những khoản vay của Carl Icahn, ông đã bán lại đường bay có lợi nhuận cao nhất của TWA cho đối thủ và thu về 445 triệu USD. Ngay sau đó, Carl Icahn rời đi và để lại một TWA bên bờ vực phá sản.

Vào năm 2021, tỷ phú Carl Icahn, nhà sáng lập của Icahn Enterprises đã từng tiết lộ về việc chuẩn bị tham gia vào thị trường tiền mã hoá với khoảng đầu tư trị giá lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Đây được xem là điều khá bất ngờ với cộng đồng crypto khi vị tỷ phú từng lên tiếng phản đối tiền mã hoá năm 2018. Cụ thể, ông từng chia sẻ rằng tiền mã hoá là một thứ lố bịch và đang bị thổi phồng quá mức. Ngoài ra, Carl Icahn cũng nói rằng bản thân có thể đã quá già đối với lĩnh vực này.

Sau khi phát biểu ông cũng giải thích thêm rằng hiện ông đang xem xét một khoản đầu tư lớn và chuẩn chỉnh chứ không có ý định chỉ mua một vài đồng tiền mã hoá nhất định. Carl Icahn cũng là tỷ phú tiếp theo điền tên mình vào danh sách những tỷ phú thay đổi quan điểm của mình đối với thị trường crypto. Khi được hỏi cụ thể về khoản đầu tư, ông đã nhấn mạnh rằng:

Bên trên là những thông tin thú vị về Carl Icahn cũng như những thành công của ông trên con đường khởi nghiệp. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về Carl Icahn cũng như cách mà ông kiếm được hàng trăm triệu USD từ chứng khoán.

Nguồn: https://coin68.com/carl-icahn-la-ai/