Những năm gần đây tiền điện tử không ngừng phát triển mạnh mẽ và tạo ra “cơn sốt tài chính” phổ biến nhất thị trường khiến chính phủ các nước không thể làm ngơ trước nó nhưng thay vì chấp nhận các loại tiền điện tử như Bitcoin hay Ethereum thì họ đã bắt đầu phát triển CBDC của mình. Vậy CBDC là gì? Hãy cùng Coin28 tìm hiểu nhé!
CBDC là gì?
![cbdc-la-gi-1-1 CBDC là gì](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/cbdc-la-gi-1-1.jpeg)
Central Bank Digital Currency (CDBC) là một loại Tiền tệ Kỹ thuật số được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương. CDBC được phát hành dưới dạng Token, hoạt động dựa trên công nghệ Blockchain hay DLT (sổ cái phân tán) khác. Do đó nó mang đặc tính của cả tiền điện tử và tiền pháp định.
Có thể gọi CBDC là dạng kỹ thuật số của tiền pháp định (Fiat) và sẽ được hỗ trợ bởi một lượng dự trữ tiền tệ phù hợp như vàng hay ngoại tệ.
CBDC mang lại sự tiện lợi, tính bảo mật, không thể làm giả từ hình thức tiền điện tử và được đảm bảo lưu thông, quản lý bởi Chính phủ. Bên cạnh đó CBDC còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch xuyên quốc gia.
Phân loại CBDC
![phan-loai-cbdc Phân loại CBDC](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/phan-loai-cbdc.png)
Về cơ bản CBDC được chia làm hai nhóm sau:
Wholesale CBDC (hay còn gọi là CBDC bán buôn)
Ứng dụng trong thị trường liên ngân hàng ngạch bán buôn.
Tăng hiệu quả thanh toán liên ngân hàng ngạch bán buôn trong nước cũng như tại các khu vực thị trường quốc tế.
Retail CBDC (hay còn gọi là CBDC bán lẻ)
Là loại tiền kỹ thuật số phát hành công khai, cởi mở, bất kì ai cũng có thể sở hữu.
Tăng khả năng tài chính toàn diện, số hóa tiền mặt và tiền xu.
4 Ưu điểm của CBDC
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT)
Công nghệ sổ cái phân tán là hệ thống kỹ thuật số cho phép người dùng và hệ thống ghi lại các giao dịch liên quan đến tài sản. Một trong những ứng dụng có thể kể đến của DLT là mạng lưới Bitcoin. Công nghệ này sẽ cho phép mọi người có quyền ngang hàng với nhau và tự thực thi giao dịch thông minh (smart contract) với khả năng bảo mật, tính minh bạch và độ tin cậy cao.
CBDC được ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán, tuy nhiên điểm đặc biệt là CBDC được lưu trữ bới các ngân hàng truyền thống trong một hệ thống sổ cái và được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia.
Tính chất tập trung
Trong khi Bitcoin có giới hạn nguồn cung là 21 triệu bitcoin thì BCDC lại do Ngân hàng Nhà nước phát hành và kiểm soát nguồn cung nên chúng mang tính chất tập trung.
Chi phí thấp và hiệu quả
CBDC ra đời giải quyết những khó khăn trong vấn đề chi phí. Nhờ công nghệ mà các tổ chức tài chính trong và ngoài nước có thể dễ dàng giao dịch chuyển tiền với chi phí thấp hơn mà tốc độ gần như ngay tức khắc.
Theo dõi thanh khoản
CBDC dựa trên công nghệ sổ cái phân tán nên các giao dịch xảy ra sẽ được ghi nhận đầy đủ và cập nhật đến hệ thống tài chính. Theo đó, Nhà nước có thể biết được các giao dịch đã xảy ra và phục vụ cho công tác ngăn chặn, xử lý tội phạm tài chính.
Dự báo tương lai của CBDC
![cac-quoc-gia-nghien-cuu-va-thu-nghiem-cbdc Dự báo tương lai của CBDC](https://phocrypto.io/wp-content/uploads/2022/12/cac-quoc-gia-nghien-cuu-va-thu-nghiem-cbdc.png)
Vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một số ngân hàng thương mại của các quốc gia, nhưng thái độ của các Ngân hàng trung ương thì lại trái ngược, ngày càng quan tâm tới CBDC.
Các ngân hàng trung ương đã âm thầm cho thực hiện các thử nghiệm đối với các phiên bản CBDC này.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi BIS – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế vào năm 2019 đã ghi nhận 85% các ngân hàng trung ương cho rằng họ khó có thể phát hành một đồng tiền kỹ thuật số quốc gia trong 3 năm tới. Với 25% còn lại tiết lộ rằng họ đã có ý định phát hành CBDC trong tương lai gần. Cũng trong cuộc khảo sát, có tới 70% ngân hàng trung ương thừa nhận đã bắt tay nghiên cứu vấn đề này.
Tương lai của CBDC có vẻ rộng mở khi ngày càng có nhiều quốc gia đã tiến hành kế hoạch phát triển và thử nghiệm.
Trung Quốc
Đầu năm 2021 Trung Quốc đã hoàn tất cuộc nghiên cứu cơ bản về đồng tiền Nhân dân kỹ thuật số và bắt đầu cho thử nghiệm tại Vân Nam và Thượng Hải.
Đi đầu trong công cuộc ứng dụng tiền kỹ thuật số CBDC và khá tích cực, tin chắc chỉ trong một thời gian ngắn quốc gia này sẽ nhanh chóng chính thức phát hành loại tiền này.
Nhật Bản
Vào quý 1 năm 2021, Nhật Bản công bố đang thực hiện nghiên cứu tính khả thi của CBDC tại quốc gia này.
Tuy nhiên đến nay nước này vẫn chưa có công bố về kế hoạch cụ thể.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được kì vọng khá nhiều trong cuộc đua tiền số, tuy nhiên quốc gia này dường như đã bị Trung Quốc bỏ xa một khoảng cách khá lớn.
Một số quan điểm cho rằng, Hoa Kỳ vẫn còn khá e dè và lo sợ rủi ro nên dẫn tới những quyết định khá muộn.
Ngoài ra, nhiều quốc gia khác cũng đang có sự quan tâm đặc biệt đối với CBDC như Hàn Quốc, Thái Lan hay Nam Phi theo đó thì tính khả thi của việc áp dụng CBDC ngày một tăng lên. Vừa đây chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành công văn nghiên cứu và thí điểm sử dụng tiền điện tử.
>>> XEM NGAY: Ngân hàng Jamaica sẽ cho ra mắt CBDC vào năm 2022; Kenya thảo luận công khai về CBDC; Hàn Quốc báo cáo hoàn thành giai đoạn đầu của Chương trình Kiểm tra CBDC; Ngân hàng Mỹ cho biết việc áp dụng stablecoin và CBDC là điều tất yếu; Iran dự định thí điểm tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC); Ngân hàng trung ương của Malaysia tích cực đánh giá các lựa chọn CBDC; Hàn Quốc báo cáo hoàn thành giai đoạn đầu của Chương trình Kiểm tra CBDC
Tổng kết
Tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng nền kinh tế cũng như chính trị của mỗi quốc gia. Đồng tiền truyền thống xuất hiện lâu đời, trở nên quen thuộc và rất khó để thay đổi. Cuộc cách mạng Blockchain buộc chính phủ các quốc gia phải nhanh chóng thích ứng với tiền điện tử. Hay nói cách khác thì việc phát hành CBDC chỉ là chuyện sớm muộn.