Morph, blockchain Layer-2 của Bitget, rơi vào khủng hoảng nội bộ

0
10

Việc trì hoãn ra mắt token, thay đổi nhân sự, và quyền lực mập mờ của CEO trong bóng tối, khiến Morph đứng trước tương lai bất định dù được hậu thuẫn bởi Bitget.

Morph, blockchain Layer-2 của Bitget, rơi vào khủng hoảng nội bộ

Theo cuộc điều tra độc quyền bởi Blockworks, dự án Layer-2 được Bitget ươm tạo Morph với tham vọng cạnh tranh cùng các chain như Base của Coinbase, hiện đang trong tình trạng “hỗn loạn”, do chi tiêu không hiệu quả, thiếu định hướng rõ ràng, và quyền quyết định lại nằm trong tay một vị “CEO trong bóng tối”.

Morph được lãnh đạo bởi hai nhà đồng sáng lập không hề quen biết nhau trước đó:

Mọi thứ ban đầu thoạt nhìn có vẻ tươi sáng, Morph nhanh chóng thu hút sự chú ý sau khi gọi vốn thành công 20 triệu USD vòng seed từ Dragonfly, Pantera, Foresight Ventures (chi nhánh đầu tư của Bitget), MEXC và Spartan Group hồi tháng 03/2024. Để rồi chỉ nửa năm sau mainnet của Morph triển khai.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại đã 7 tháng trôi qua, lượng giao dịch hàng ngày của Morph vẫn chỉ ở loanh quanh 16.000 – quá “khiêm tốn” so với các đối thủ như Base (hàng triệu giao dịch/ngày).

Các thông số về lượng giao dịch hàng ngày của blockchain layer-2 Morph. Ảnh chụp ngày 14/05/2025.

Thậm chí, các nhân viên cũ trả lời cuộc phỏng vấn của Blockworks cho biết, việc triển khai mainnet Morpha chỉ là chiến lược ban đầu để tập trung cho kế hoạch ra mắt token riêng, suốt thời gian qua vẫn liên tục bị trì hoãn chưa thấy “tương lai”!

Khi Morph tăng cường nhân sự để mở rộng sự hiện diện của mình ra thị trường toàn cầu, mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện trong nội bộ dự án, giữa những nhà đồng sáng lập Khan – Hsueh, và một vị “CEO trong bóng tối” nắm quyền lực.

Azeem Khan luôn chú trọng vào việc phát triển các thị trường mới nổi, nhưng những đề xuất của anh lại không được cung cấp đủ ngân sách để hiện thực hóa, hoặc không được phép triển khai. Điều dẫn tới quyết định rời khỏi Morph vào tháng 3/2025 và chuyển sang dự án blockchain khác mang tên Miden (tên cũ Polygon Miden).

Cecilia Hsueh dù trên danh nghĩa là CEO, nhưng được các cựu nhân viên nhận định có rất ít sự ảnh hưởng trong công ty.

Một số nhân viên còn tiết lộ Hsueh khá hạn chế về kiến thức kỹ thuật blockchain, thậm chí không thể hiện sự hứng thú tìm hiểu về công nghệ này.

Thay vào đó, hầu hết thời gian của vị CEO này được dành cho việc “câu view sống ảo” nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân, ưu tiên đăng tải thông tin về Morph bằng tài khoản X cá nhân, sau đó yêu cầu các nhân viên tương tác bằng cách “Like, Retweet, Thả tim” bài đăng. 

Trong quá khứ, Hsueh còn đăng ảnh bàn chân của mình lên X có nhắc tới Morph nhưng thực tế nội dung bài viết chẳng hề liên quan gì đến dự án.

Đáng nói, nhiều nhân viên nhận định quyền lực thực sự tại Morph không nằm trong tay của hai nhà sáng lập Cecilia Hsueh và Azeem Khan như được thể hiện trên “giấy tờ” – mà thuộc về Forest Bai, nhà đồng sáng lập Foresight Ventures (quỹ đầu tư của sàn Bitget) kiêm Chủ tịch trang tin tức crypto TheBlock.

Các cựu nhân viên mô tả Forest Bai giống như một “CEO trong bóng tối” thực sự, bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, chiến lược phát triển và thường xuyên có mặt trong các cuộc họp quan trọng với đội ngũ hệ sinh thái cũng như marketing – mặc dù trên giấy tờ, Forest Bai được ghi danh là nhà tư vấn, nhưng lại được xếp “ngang hàng” với CEO Cecilia Hsueh hiện tại.

Ảnh chụp màn hình từ sơ đồ tổ chức của Morph cho thấy vai trò của Forest Bai và Cecilia Hsueh.

Sau vòng gọi vốn 20 triệu USD, Morph vung tay mạnh vào các chiến dịch truyền thông. Dự án tài trợ cho buổi biểu diễn của nhóm nhạc K-pop tripleS, tổ chức sự kiện bên lề hoành tráng tại Token2049 Singapore khi thuê không gian tại Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học và mời cả DJ SODA biểu diễn.

Morph cũng từng trả hơn 200.000 USD cho một đội dev thuê ngoài để fork một sàn DEX dựa trên mã của Uniswap v2, sau này được gọi là BulbaSwap.

Tuy nhiên, từ thời điểm chính thức đi vào hoạt động tháng 10/2024 đến nay, BulbaSwap chỉ thu hút được khoảng 93 triệu USD TVL, “mất dạng” trong bảng xếp hạng top 100 sàn DEX theo tổng giá trị bị khóa của DeFiLlama.

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của sàn DEX BulbaSwap – bản fork của Uniswap v2 được Morph thuê dev ngoài thực hiện. Ảnh: DefiLlama (14/05/2025)

Bên cạnh đó, công ty còn thuê văn phòng tại tầng 77 của One World Trade Center (New York) – không rõ người đứng tên hợp đồng là ai. Văn phòng này từng được chia sẻ bởi Azeem Khan thời điểm còn giữ chức vụ đồng sáng lập của Morph.

Song, nguồn tin cho biết những khoản chi khủng này không mang lại hiệu quả xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.

Theo nguồn tin, Morph trong năm 2024 vừa qua liên tục đối mặt với làn sóng nghỉ việc, cắt giảm nhân sự và chậm trễ trong phân bổ token. Một số nhân viên chưa từng nhận được hợp đồng phân bổ token, số khác bị yêu cầu ký lại hợp đồng với điều kiện vesting bất lợi, số ít còn đối mặt yêu cầu giảm lương.

Morph trước đây từng tuyên bố kế hoạch ra mắt token trước cuối năm 2025, tuy nhiên thời điểm hiện tại nhiều kênh trao đổi ban quản trị nội bộ đã không còn hoạt động, và định hướng sản phẩm ngày càng mờ nhạt.

Trước viễn cảnh “khủng hoảng” nêu trên, một vòng gọi vốn Series A từng được đề cập đến trong cuộc phỏng vấn bên lề Token2049 Singapore, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.

Song, những điều trên vẫn không thể đẩy Morph đi tới “bờ vực”, bởi các cựu nhân viên khẳng định dự án vẫn còn tiền, hầu hết ngân sách hiện đang “nhờ cậy” cả vào sàn giao dịch Bitget.

Với kinh nghiệm nhà tạo lập thị trường của Bitget từ vụ token VOXEL, không ít người cho rằng sàn giao dịch này “thành thạo các nghệ thuật đen tối” trong việc tạo thanh khoản cho những token không rõ giá trị thực – nơi đó các “quân bài” như dự án Morph được dựng lên không phục vụ đúng với mục đích đã tuyên bố cho cộng đồng.

Coin68 tổng hợp

Nguồn: https://coin68.com/morph-blockchain-layer-2-cua-bitget-roi-vao-khung-hoang-noi-bo/