Staking Binance là gì? Ưu và nhược điểm của quá trình Staking trên Binance.

0
30
Staking Binance là gì?

Một nhà đầu tư thông minh sẽ không bao giờ để mặc cho những đồng tiền mã hóa của mình nhàn rỗi mà họ sẽ thực hiện quá trình Staking Binance. Thuật ngữ Staking này đã hoàn toàn không còn lạ lẫm đối với những nhà đầu tư dài hạn. Vậy Staking Binance là gì? Hãy cùng Coin 28 tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Staking Binance là gì?

Staking Binance là gì?
Staking Binance là gì?

Trước khi muốn hiểu về Staking Binance, ta cần biết Staking là gì. 

Giống như việc gửi tiết kiệm hay gửi ngân hàng, Staking được hiểu là hoạt động khóa những đồng tiền điện tử (coin/token) nhàn rỗi để nhận về phần thưởng chính là lãi suất. Không yêu cầu phải có số lượng coin nhất định, bạn có thể thực hiện Staking với bao nhiêu coin tùy thích.  

Thời gian gần đây, Staking là hoạt động vô cùng phổ biến vừa đơn giản vừa tạo ra lợi nhuận vì vậy xuất hiện ra rất nhiều sàn giao dịch hỗ trợ dịch vụ này trong đấy có Binance. Vậy  Staking Binance là dịch vụ thay người dùng thực hiện quá trình Staking khi lưu trữ trên sàn giao dịch Binance

Tùy thuộc vào từng sàn giao dịch và số lượng tài sản bạn Staking người dùng sẽ nhận về phần lãi và hoa hồng tương ứng sau một thời gian nhất định. 

Đây là hình thức kiếm tiền khá đơn giản, mà lại tạo ra được nguồn thu nhập thụ động khá hấp dẫn với nhà đầu tư dài hạn. 

Các hình thức Staking trên Binance

Staking Binance là gì?
Staking Binance là gì?

Có rất nhiều hình thức Staking khác nhau với tính năng và điều kiện khác nhau để phù hợp với nhu cầu của mỗi nhà đầu tư. 

Locked Staking: 

Đây là hình thức khóa coin/token trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn chọn như 7, 30, 60 hay 90 ngày. Thời gian Staking càng lâu, lợi nhuận thu về càng lớn. 

Hình thức này phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn đang hold coin, nó sẽ thu lại cho bạn con số cao và đáng mong chờ.

DeFi Staking:

DeFi Staking được coi như là hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư. Hình thức này thực chất là dùng số coin nhàn rỗi của người dùng để đứng ra đầu tư vào các dự án của DeFi, nhận thu nhập và phân phối lại cho nhà đầu tư. 

 Vì tính ứng dụng của các sản phẩm DeFi mà lợi nhuận đem lại rát cao. Tuy nhiên đi kèm đó là rủi ro tiềm ẩn lớn. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký hình thức này. 

ETH 2.0 Staking:

Đây có lẽ là hình thức phổ biến nhất nhưng cũng gian nan nhất với các nhà đầu tư hiện nay. Khác với các phương thức khác, Staking ETH 2.0 không phải đơn giản như vậy. Thông thường người dùng cần có tối thiểu 32 ETH để trở thành validator. Nhưng trên nền tảng Binance lại không cần nhiều như thế, chỉ cần 0,1 ETH là đã có thể thực hiện Staking còn những khoản phí khác sẽ do Binance đứng ra hỗ trợ và đảm bảo rủi ro cho người dùng. 

Flexible Staking:

Đây là hình thức Staking rất linh hoạt, bạn không cần phải khóa coin trong ví giống như Locked Staking. Người dùng vừa có thể kiếm lãi vừa đầu tư hoặc sử dụng số coin đang có trong ví. Cũng chính vì thế mà phần trăm hóa hồng nhận lại lại rất thấp. 

Ưu điểm khi Staking trên Binance 

Staking Binance là gì?
Staking Binance là gì?

Thực hiện Staking trên nền tảng Binance, người dùng được nhận về rất nhiều quyền lợi. 

  • Dễ dàng tham gia Staking với số lượng coin/token nhỏ. Hay hạn mức coin tối thiểu để tham gia thấp. 
  • Nhận lại lãi mỗi ngày và phần trăm hoa hồng thường cao hơn so với việc gửi ngân hàng và so với các sàn khác.
  • Người dùng hoàn toàn có thể dừng việc Staking bất cứ lúc nào với điều kiện sẽ không nhận được lãi nếu đóng trước thời hạn. 
  • Hầu hết những thủ tục hay cách thức đều do Binance thực hiện do đó người dùng không cần kiến thức chuyên môn mà thực hiện vô cùng dễ dàng.

Rủi ro gặp phải khi Staking Binance

Bên cạnh lợi ích, những rủi ro vẫn luôn tồn tại và Staking Binance cũng không phải ngoại lệ

Mất sự linh hoạt của đồng tiền mã hóa: Bởi lẽ khi thực hiện Staking Binance, số coin bạn có sẽ bị đóng băng và không sử dụng được trong thời gian đã gia hạn. Điều này nghe có vẻ không đáng quan ngại. Tuy nhiên nó sẽ trở thành vấn đề lớn nếu đồng tiền mã hóa bạn có bị mất giá, người dùng không thể bán đi kịp lúc với giá tốt nhất. Nói theo cách khác người dùng không thể sử dụng tiền mã hóa một cách linh hoạt trước biến động của thị trường.  

Mất nhiều thời gian để đóng Staking trước hạn: Mỗi lần người dùng đóng Staking đột ngột, hệ thống cần một thời gian dài có thể lên đến vài ngày để xử lý và trả lại tài sản cho người dùng. Vì chúng dựa trên các hợp đồng thông minh và các thay đổi phải được thực hiện theo cơ chế đồng thuận của Blockchain, nên các blockchain sẽ yêu cầu có thời gian rút khác nhau. 

Bị tin tặc tấn công: Binance nói rằng sẽ không chịu trách nhiệm trước rủi ro của dự án bị tin tặc tấn công khiến không thể tiếp tục tiến hành hay mất trắng. Rủi ro này phần lớn gặp phải trong phương thức DeFi Staking. Dự án dForce là một ví dụ. Vào ngày 19/4/2020, dự án bị tin tặc tấn công và mất khoảng 25 triệu đô la Mỹ. 

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin mà Coin 28 cung cấp cho bạn về Staking Binance. Trên thị trường tiền điện tử đã có rất nhiều sàn giao dịch thực hiện Staking với những phương thức và ưu đãi khác nhau. Vậy hy vọng qua bài viết này của Coin 28 bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình Staking và lý do nên hay không nên chọn Staking trên nền tảng Binance.