Thị trường tiền điện tử – Phần 3

0
72

Phần 1 và 2 đã viết kĩ về $BTC và Bitcoin network. Tiếp theo sẽ là $ETH và Ethereum blockchain. Đây là công nghệ xịn nhất trong số những công nghệ cho phép người nghèo tiếp cận và sở hữu.

Ngắn gọn về thuật toán đào $BTC cho người con số 0 về tech: Vài triệu máy tính cùng tham gia trò chơi đoán số may mắn. Ai đoán ra trước thì được thưởng $BTC. Trâu nào mạnh hơn thì đoán nhanh hơn.

Trâu đào nhà bạn mạnh hơn trâu hàng xóm, thì tỉ lệ % bạn giật giải bát hương vàng cao hơn. Theo lí thuyết thì ai cũng có cơ hội trúng, nhưng về lâu dài thì trâu ai xịn hơn tỉ lệ thưởng sẽ chia về phần người đó.

Ngày xưa mấy OG thấy dùng mấy triệu máy tính để đó quay số trúng thưởng thì phí quá. Nên đẻ ra ý tưởng đem đống máy đi làm chuyện có ích cho xã hội hơn.

Lúc đó là 2013, các dev bắt đầu thử nghiệm các khả năng khác ngoài việc chỉ dùng blockchain để chuyển tiền như:

– Namecoin: tính làm tên miền như $ENS, $ID của thời bây giờ.

– coloredcoins: tiền thân của NFT hiện đại.

– Mastercoin: đầu têu cho dòng coin ứng dụng smart contract. Ngày xưa Vitalik từng làm chung với tụi này nhưng lúc sau tách ra và sáng lập Ethereum.

Những con hàng như Namecoin nghe phát biết luôn tính năng của nó là gì. Đây là những con hàng tối ưu cho 1 mục đích nhất định, trong ví dụ này Namecoin sẽ tối ưu cho việc đặt tên miền.

Loại thứ 2 không quá tập trung vào 1 mục đích nhất định, mà có nhiều tính năng. Như con XCP ngày xưa tính làm blockchain về mảng tài chính. Cho phép chạy nhiều ứng dụng như buôn bán, vay mượn, cá độ,…

Điểm yếu của 2 hướng phát triển blockchain này là sự giới hạn. Như Vitalik ngày xưa bảo nếu nó dev ra blockchain có 20 tính năng, xong mai ngủ dậy tính năng thứ 21 ra đời thì thành ra blockchain của nó lỗi thời.

Giải pháp của Vitalik là dev ra 1 cái blockchain không hề có bất kì 1 tính năng nào. Nhấn mạnh Ethereum has no feature. Thay vào đó Ethereum là 1 nền tảng chỉ chú trọng phi tập trung và bảo mật. Còn dựa vào nền tảng đó ai muốn xây cái gì thì xây.

Ethereum là blockchain Turing complete, nói nôm na là có đủ đồ nghề cho developer xây được bất kì điều gì họ muốn, miễn là họ đủ giỏi.

Có người dùng Ethereum để dev mấy con memecoin hài hài như HarryPotterObamaSonic10Inu- $BITCOIN, cũng có người thích NFT, cũng có người dev ra những cái ngân hàng phi tập trung như $AAVE, hay dev ra sàn future/option onchain.

Tầm nhìn lúc đó của Ethereum là trở thành World Computer. Trở thành xương sống để xây dựng các ứng dụng về tài chính, IOT(internet of things), nhận diện ID,…

Điểm mạnh của Ethereum là khả năng tùy biến, dev gì cũng được. Mà thế giới này chưa bao giờ thiếu người giỏi. Team OG Ethereum không chỉ có mỗi Vitalik não to, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục ủng hộ dự án đồng thời duy trì ẩn danh.

2014 ICO bán $ETH, gọi vốn bằng $BTC. 2015 Ethereum blockchain chạy. Tương lai sáng lạng, gia đình vui mừng, cộng đồng tung hô. Nhưng thật ra vấn đề lúc này mới dần dần xuất hiện.

Hồi đó hình như Ethereum tốc độ giao dịch 5-6 TPS. Muốn làm ngân hàng phi tập trung thì ít nhất vài ngàn TPS.

Nhưng chậm quá thì ai xài cái blockchain cùi mía này. Nên từ 2016 người ta ấp ủ 2 con đường. 1 là xây dựng dự án Layer 1 khác thay thế Ethereum hay còn được gọi là Ethereum killer.

2 là tính đường mở rộng Ethereum thông qua plasma, sharding, layer 2.

Sự kiện quan trọng nhất 2016 có lẽ vụ DAO bị hack, smart contract của DAO có bug nên bị hacker lụm mất 60M đô. Vitalik và anh em quyết định roll ngược chain về trước thời điểm bị hac.

Lúc này Ethereum hard fork tách ra 2 chain, 1 số người theo trường phái cổ điển và không đồng ý với cách làm này vẫn ủng hộ chain bị hack, tên là Ethereum classic- $ETC.

Phần 3 đã dài rồi hẹn tiếp phần 4 kể tiếp đoạn 2017 trở đi.

Thị trường tiền điện tử – Phần 7.3

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here