Thị trường tiền điện tử – Phần 7.2

0
94

Phần 7.2: Curve War- 1 trận nhất thống thiên hạ.

Mình được tài phiệt Lý Gia thành(Đông Lào) truyền lại cho bài vị thế tài chính, và bây giờ mình sẽ truyền lại cho bạn:

Đầu tư, hiểu đơn giản là bỏ 1 khoảng tiền ra ở hiện tại, kì vọng sau này thu về lợi nhuận. Mà tương lai đâu ai biết trước, nên thành ra. Đầu tư là luôn đi kèm rủi ro.

Gia tăng lợi nhuận, và giảm thiểu rủi ro là đam mê của mọi dân chơi tài chính. Từ đó có thể chia người tham gia thị trường tài chính ra thành 5 tầng từ thấp tới cao.

5. Hội anh em dân chơi- Player: Nằm ở tầng thấp nhất, không kiến thức, thiếu khả năng tư duy nhưng được cái rất thích hóng kèo và khi kèo lõm thì chửi rất căng.

Mục tiêu của đội này là “chơi” tài chính, chơi thì được vui, nhưng tiền thì hầu hết là mất. Có lẽ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với các player ở tầng bậc này đó là họ được cho kèo thắng. Thắng thì tự tin, vỗ ngực: “tao giỏi”, sau đó all in và mất tiền.

Sau khi mất tiền thì hầu hết rời thị trường, 1 số ít chày cối ở lại bắt đầu đi học của leo lên tầng bậc mới.

4. Trader: đã biết phân tích(kĩ thuật, cơ bản, vĩ mô), đã hiểu trade không ai là thánh mà kèo nào cũng ăn, nên biết quản lí vốn. Tự phân tích ra kèo, lời ăn lỗ chịu. Lên Twitter hóng thông tin là chính, có hóng kèo thì cũng tự biết kiểm tra/dyor lại.

3. Tầng của thầy bà, admin, KOL: người ở tầng 5 thường chửi người tầng 3 rất ghê, những câu kiểu: “nếu thằng đó trade ra tiền thì đã không đi dạy”. Còn người ở tầng thầy bà thì họ bận kiếm tiền, nên không có thời gian để ngồi cãi nhau với các dân chơi.

Những group call kèo lỏ, kèo admin mồm hô mua tay bấm bán xả đầu member rất nhiều. Group này chết thì admin đổi tên mở group khác. Hầu hết người mất tiền vào những group này thường là dân chơi ở tầng 5.

Trader sống lâu trong thị trường dần dần sẽ nhận ra việc không phải bỏ tiền ra trade và chịu rủi ro mà vẫn thu được lợi nhuận là cực kì hấp dẫn. Nên nếu có kiến thức và nói có người nghe, không lí do gì lại không mở lớp dạy. Chính thức nâng cấp bản thân lên tầng thầy bà.

2. Tầng của sàn giao dịch, nhà tạo lập cuộc chơi: Dù là con bạc hay Trader thì cũng đã quen với câu “nhà cái luôn thắng”. Lợi nhuận thì miễn bàn, nhìn sàn Crypto và sàn Forex ở muôn nơi.

1. Banker: Chịu trách nhiệm in tiền và quản lí, điều phối dòng tiền. Để rõ ràng sự cách biệt giữa tầng 5 và tầng 1. Thì dân chơi tầng 5 chăm chăm đi kiếm tiền, còn tầng 1 thì in được ra tiền.

Giữa mùa bullrun 2021, cuộc chiến tranh giành xem ai được ngồi vào vị thế Banker của crypto bắt đầu.

Luật chơi rất đơn giản: Curve finance là giao thức kiểm soát thanh khoản của Defi market. Ai kiểm soát được Curve finance sẽ chiến thắng. Nên mới gọi là Curve war.

Các phe tranh giành nhau bằng cách gom token $CRV. Đúng kiểu mua nhanh không hết coin.

Tầng 1: Curve finance và các Curve-killer khác, ví dụ như nguyên hệ sinh thái Wonderland- $SPELL của Dani. Cha nội Dani xưa đòi xây defi 4.0 các kiểu. Nhưng cuối cùng team Curve thắng Dani.

Tầng 2: Các dự án muốn kiểm soát Curve, như Yearn- $YFI, Frax- $FXS,… Ở tầng này Convex- $CVX thắng và giành được quyền kiểm soát Curve.

Tầng 3: Nhiều dự án phái sinh ăn theo trend. Như kiểu Dopex- $DPX, hay Redacted Cartel- $BTRFL. Với mô típ chung là Convex đã chiến thắng Curve war nên anh em chuyển sang gom $CVX.

Tất nhiên Convex không giữ lại quyền kiểm soát Curve cho bản thân mình mà đem nó ra buôn bán. Các dự án defi sau này kinh phí eo hẹp nhưng muốn có thanh khoản từ Curve hoàn toàn có thể đút lót(bribe) $CVX staker.

Đánh xong trận này defi đi vào mùa đông lạnh giá tới giờ vẫn chưa có dấu hiệu comeback. Mình đoán tương lai mùa defi mới sẽ xoay quanh thanh khoản của LSD token như $stETH.

Dài rồi, hẹn phần sau.

Thị trường tiền điện tử – Phần 7.3

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here