Phần 7.3: Cross chain
Sau những dự án Ethereum killer đi vào lòng đất của năm 2017-18 như $ADA, $NEO, $ICON, $EOS.
Các chain ETH-killer mới như $SOL, $FTM, $AVAX thực sự đã có những giai đoạn tỏa sáng của riêng mình và hình thành hệ sinh thái riêng.
Hệ mới, kèo mới. Duy nhất 1 vấn đề, làm sao đem tiền từ Ethereum sang chain mới, ví dụ Solana? Có 2 cách:
– Thứ nhất là lấy $ETH trong ví gửi lên sàn Cex- vd #Binance, sau đó swap $ETH sang $SOL rồi gửi $SOL xuống ví ở chain Solana.
– Thứ hai chuyển tiền thẳng từ Ethereum sang Fantom mà không thông qua sàn Cex, mà sử dụng cầu(bridge) chuyển on chain.
Chuyển tiền thông qua sàn Cex là cách an toàn nhất với người mới, nhưng với các Whale muốn ẩn danh thì bắt buộc phải dùng bridge.
Ví dụ: chuyển 1 $ETH từ Ethereum sang Solana bằng cầu Wormhole. Quá trình thực tế là bạn khóa 1 $ETH vào smart contract của Wormhole trên Ethereum. Sau đó smart contract của Wormhole trên Solana sẽ nhả ra 1 $wETH cho bạn. Với tỉ lệ 1 $ETH= 1 $wETH.
Ưu điểm của bridge là không cần user thông qua KYC như sàn Cex, nhưng khuyết điểm thì khá chí mạng, đó là bridge dễ bị tấn công. Chính cầu Wormhole đã bị hack mất 120k $ETH, trị giá hơn 320M đô vào thời điểm đó.
Mô hình của bridge đã xác định trước là không thể thành công lâu dài. Khi nếu 1 bridge nào đó thành công nối tất cả hệ sinh thái. Thì đồng nghĩa với bridge đó trở thành tâm điểm cho các hacker tấn công.
Nếu có 1 thế giới nào đó lí tưởng, nơi nhiều bridge cùng chung sống hạnh phúc với nhau. Trong đó cầu A phát hành $aETH, cầu B phát hành $bETH, cầu C phát hành $cETH. Dẫn đến thanh khoản của $ETH bị phân mảnh mỗi cầu 1 loại $ETH.
Với tốc độ mỗi tháng lại có vài chain mới, và sắp tới các chain Layer 1 lại đẻ ra Layer 2, và Layer 2 sẽ đẻ ra Layer 3. Cần có 1 giải pháp nào đó kết nối thanh khoản của tất cả các chain 1 cách an toàn.
3 loại giải pháp sẽ dẫn dắt Narrative này:
– Thứ nhất, IBC của Cosmos, hay bánh xe công lí của Polkadot: ý tưởng chung là tất cả các chain cùng chia sẻ hệ thống/nền tảng công nghệ. Từ đó các chain cùng xây dựng dựa trên IBC trong hệ Cosmos sẽ tương tác với nhau dễ dàng hơn.
Còn với bánh xe công lí Polkadot, các chain sẽ cùng được gắn trên “bánh xe” sau đó Polkadot sẽ đóng vai trò như nền tảng giúp các chain giao tiếp với nhau.
Vấn đề của loại giải pháp thứ nhất, vì bắt buộc các chain phải sử dụng chung 1 loại “tiêu chuẩn” như IBC. Nên thành ra thiếu khả năng mở rộng.
Ví dụ chỉ những chain sử dụng IBC bên trong hệ Cosmos mới có khả năng tương tác mượt mà với nhau. Còn giữa các chain sử dụng IBC tương tác với các chain ngoài hệ Cosmos lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
– Thứ 2, là giải pháp xử lí theo hướng của Layer Zero đang phát triển hiện tại. L0 sẽ là nền tảng chung giúp tất cả các blockchain có thể “giao tiếp” với nhau.
Điều này nghĩa là smart contract trên Ethereum có thể tương tác với coin trên BNB chain hay Solana. Miễn là các chain này cùng sử dụng Layer Zero.
– Thứ 3, giải pháp mang tính á đù nhất. Tưởng tượng IBC x Layer Zero, đẻ ra CCIP của Chainlink. CCIP tự xưng là 1 dạng tiêu chuẩn mở(a new open standard for cross-chain communication) để giải quyết bài toán Cross chain.
Vừa là 1 tiêu chuẩn như IBC, lại vừa không bị giới hạn như trong bất kì 1 hệ sinh thái/Chain nào như Layer Zero. Cá nhân mình thấy khi nào ra big new thì $LINK sẽ dumo nên thôi…
Giải pháp thứ 1 chỉ còn là quá khứ. 2023 sẽ là cuộc cạnh tranh giữa Layer Zero và CCIP. Người thắng sẽ được đứng ra thu phí của việc trung chuyển 45B liquidity cross chain^^.
Những con hàng ngon dùng tech của L0: $PENDLE, Rage Trade, TapiocaDao, $RDNT, $STG,…
Xem các phần:
Thị trường tiền điện tử – Phần 1
Thị trường tiền điện tử – Phần 2
Thị trường tiền điện tử – Phần 3
Thị trường tiền điện tử – Phần 4
Thị trường tiền điện tử – Phần 5
Thị trường tiền điện tử – Phần 6.1
Thị trường tiền điện tử – Phần 7.3